Sunday, June 3, 2012

CÁCH NẤU CÁC LOẠI CHÈ

Cách nấu các loại chè?
Bác nào biết nấu chè thì Tung chiêu nha; Tui là dân nghiện CHÈ đó; Đây nè:

CHÈ NHA ĐAM
Nha đam nấu cùng củ sen, nhãn nhục... là món chè thanh mát và bổ dưỡng.

Nguyên liệu

- 200g nha đam, 100g củ sen, 50g bo bo, 50g táo đỏ, 50g phổ tai, 100g hạt sen, 300g đường

Cách làm

- Nha đam gọt vỏ, thái hạt lựu, ngâm nước muối, vớt ráo.

- Ngâm mềm bo bo, phổ tai.

- Thái sợi phổ tai. Gọt vỏ củ sen, thái hạt lựu.

- Cho củ sen, hạt sen, bo bo vào nồi nước, nấu mềm.

- Tiếp tục cho đường vào nấu tan, rồi cho nhãn nhục, táo đỏ, phổ tai, cuối cùng cho nha đam vào.

- Khi ăn, múc chè ra bát, cho vào tủ giữ lạnh hoặc dùng kèm với đá rất mát và ngon tuyệt cú mèo luôn đó; Ai muốn ăn thì thử làm nha :p

CHÈ THƯNG
Nguyên Liệu:

1. 200gr đậu xanh cà sạch vỏ, vo đãi sạch, ngâm nước nóng qua 2 giờ rồi cho vào xững hấp chín cho rời hạt.

2. 200gr đậu phụng khô, ngâm nước nóng qua đêm, đãi vỏ, nấu đậu cho đến khi mềm.

3. 20gr nấm mèo, ngâm nước nở mềm, cắt bỏ gốc rễ, xắt nấm thành sợi nhỏ.

4. 100gr bột khoai miếng dài, bột báng viên.ngâm riêng trong nước lạnh chừng 1 giờ, vớt ra để ráo.

5. 15 trái táo tàu khô ngâm nước nóng cho nở mềm, cắt hai, bỏ hột.

6. 500gr dừa nạo, cho vào ½ lít nước sôi, vắt lấy nước cốt; cho thêm khoảng 1,5 lít nước nóng nữa vắt lấy nước dão.

7. Nấu nước dừa dão với chừng 5 - 7 lá dứa rửa sạch. Khi nước sôi, cho bột báng, bột khoai vào nấu nhỏ lửa cho nở mềm, rồi cho vào tiếp khoảng 350 đến 450gr đường (tùy ý muốn ngọt ít nhiều), đường tan, vớt bỏ lá dứa rồi cho đậu xanh, đậu phụng, nấm mèo vào khi nước sôi lại lần nữa cho nước cốt dừa, táo tàu.vào khuấy đều, nêm vào khoảng non muỗng cà phê muối cho chè đậm đà là tắt bếp.

8. Tùy thích ăn chè nóng ấm hoặc múc ra từng chén và ướp lạnh trước khi ăn; nếu muốn ăn kèm nước đá bào thì nên tăng lượng đường cho chè ngọt đậm hơn.

C.T

CHÈ HẠT SEN
Nguyên liệu: 200g hạt sen tươi, 100g đường cát trắng, 1 lít nước, 1ống va-ni.

Thực hiện:

1. Đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen vào nấu đến khi chín tới.

2. Cho đường vào nấu tan. Tiếp tục đun khoảng 10 phút để hạt sen chín đều và ngấm đường. Cho va-ni vào, khuấy đều. Nếu dùng nóng thì thêm ít nước để chè có vị ngọt thanh, còn nếu dùng lạnh, bạn nên nấu hơi ngọt để khi thêm đá vào, chè sẽ ngon miệng.

Mách bạn: Mua loại hạt sen tươi đã tách vỏ, bỏ nhuỵ xanh và có màu trắng, ráo, không ngả vàng.
__________________

CHÈ BÁNH TRÔI
Nguyên liệu:

20g bột năng, 300g bột nếp xay mịn, 250g đậu xanh, 300g đường cát, 1 thìa cà phê nước hoa bưởi hoặc 1 ống va-ni, 1 ít vừng rang vàng.

Thực hiện:

1. Đậu xanh ngâm nước cho mềm rồi đem hấp chín. Dùng thìa tán nhuyễn, vo thành từng viên tròn, đường kính 1,5cm.

2. Nấu sôi 1 bát nước trong nồi, cho 50g đường vào khuấy tan. Tắt bếp để nguội bớt rồi từ từ cho bột nếp vào, tiếp tục khuấy cho tới khi có được một hỗn hợp mịn. Chia bột thành từng phần bằng với phần nhân.

Cán bột thành miếng tròn nhỏ, cho nhãn nhân đậu xanh vào giữa, vo tròn lại. Thả viên bánh vào nồi nước sôi, luộc chín.

3. Đun sôi 1 lít nước, cho lượng đường còn lại vào nấu tan, cho bột năng hoà tan với ít nước vào khuấy đều tay để nước đường sánh lại. Tắt bếp, thêm nước hoa bưởi hay va-ni vào.

4. Cho bánh trôi vào bát, múc nước đường vào, rắc ít vừng rang vàng lên.

Mách bạn: Sau khi luộc viên trôi nước, hãy thả ngay vào nước lạnh, sau đó vớt ra để bánh không bị chảy nhão, mất đẹp.
__________________

Nguyên liệu:

20g bột năng, 300g bột nếp xay mịn, 250g đậu xanh, 300g đường cát, 1 thìa cà phê nước hoa bưởi hoặc 1 ống va-ni, 1 ít vừng rang vàng.

Thực hiện:

1. Đậu xanh ngâm nước cho mềm rồi đem hấp chín. Dùng thìa tán nhuyễn, vo thành từng viên tròn, đường kính 1,5cm.

2. Nấu sôi 1 bát nước trong nồi, cho 50g đường vào khuấy tan. Tắt bếp để nguội bớt rồi từ từ cho bột nếp vào, tiếp tục khuấy cho tới khi có được một hỗn hợp mịn. Chia bột thành từng phần bằng với phần nhân.

Cán bột thành miếng tròn nhỏ, cho nhãn nhân đậu xanh vào giữa, vo tròn lại. Thả viên bánh vào nồi nước sôi, luộc chín.

3. Đun sôi 1 lít nước, cho lượng đường còn lại vào nấu tan, cho bột năng hoà tan với ít nước vào khuấy đều tay để nước đường sánh lại. Tắt bếp, thêm nước hoa bưởi hay va-ni vào.

4. Cho bánh trôi vào bát, múc nước đường vào, rắc ít vừng rang vàng lên.

Mách bạn: Sau khi luộc viên trôi nước, hãy thả ngay vào nước lạnh, sau đó vớt ra để bánh không bị chảy nhão, mất đẹp.
hay wá ha,hôm nào wa tui nấu tui ăn đi.

CHÈ BẮP

Vật Liệu
- 10 trái bắp non
- 350g dừa khô
- 1/2 chén nếp
- 2 muỗng súp bột mì
- 1 chút muối
- 400g đường cát
- 1 gói vani (bột thơm)
- 10 cọng lá dứa rửa sạch, cắt ngắn.

Cách Thức

Chuẩn bị:
- Dừa khô: Vắt lấy 1/2 chén nước cốt và 1 chén nước dão.
- Thắng nước cốt dừa: Cho nước dảo dừa vào xoong, bắc lên bếp nấu sôi, cho chút muối và 50g đường vào, nêm hơi ngọt cho lá dứa vào.
- Bắp non: Lột vỏ, bào mỏng, bào gần tới cùi.

Chế biến:
Nếp vo sạch, cho vào nấu hơi nhừ, cho bắp đã bào mỏng và lá dứa vào, nêm chút muối, khi nếp nhừ và bắp đã chín cho đường vào, nêm ngọt là được (nấu đừng lỏng quá) để lửa yếu. Gần nhắc xuống, cho nước cốt dừa vào, nhắc xuống cho vani.

Khi dùng, múc chè ra chén, chế nước cốt dừa lên cho chè được béo ngon.

* Có thể nấu nếp và bắp riêng cho chín, sau đó trộn chung vào nấu cũng được.

CHÈ KHOAI MÔN CAO

Vật Liệu
- 1kg khoai môn cao (lựa thứ bột)
- 700g đường cát trắng
- 2/3 chén nếp, 1 gói vani
- 50g mè rang chín, đập dập
- 1 chút muối
- 350g dừa khô mài sẵn
- 10 cọng lá dứa rửa sạch, cắt khúc
- 2 muỗng súp bột mì.

Cách Thức

Chuẩn bị:
- Khoai môn cao: Rửa sạch, hấp chín, xắt ra từng miếng vừa ăn.
- Dừa khô: Vắt 2/3 chén nước cốt và 2 chén nước dão.
- Nấu nước cốt dừa: Cho nước dảo dừa vào xoong, bắc lên bếp nấu sôi, cho chút muối và 50g đường vào, nêm hơi ngọt cho lá dứa vào.

Chế biến:
- Nếp vo sạch cho vào xoong, chế nước lã vào nấu cho nở (sền sệt) nếp gần nhừ cho khoai và lá dứa vào nấu chung. Khi khoai đã mềm cho đường vào liệu vừa ngọt, đừng lỏng quá là được, nêm chút muối, chế nước cốt dừa vào, trộn đều nhắc xuống.

Khi dùng, múc ra chén, vớt lá dứa ra bỏ, rưới thêm nước cốt dừa, rải mè lên.

CHÈ THÁI
Là loại chè có đủ màu sắc xanh của sương sa , vàng của mít, trắng của dừa non và nhãn,đỏ của hạt lựu trong thấy ngon ngon và đẹp mắt.

Nguyên liệu:

- 1 lon sương sa.

- 1 lọ dừa non.

- 3 tách sữa tươi.

- 1 lon mít nghệ.

- 1 lon trái nhãn hộp.

Thực hiện:

- Sương sa (thạch màu xanh), đổ ra, lấy nước luôn, cắt miếng cho vào tô.

- Mít thái dài dài (bỏ nước).

- Nhãn mở hộp ra đổ vào lấy nước luôn.

- Dừa non đổ vào luôn, (bỏ nước).

- Lấy muỗng khuấy nhẹ lên.

- Sau đó đổ 3 tách sữa tươi vào, cho đá vào ăn.

Theo vnnavi

CHÈ VỪNG (MÈ) ĐEN

Nguyên liệu:
(Tùy mọi người ăn nhiều hay ít mà áng áng ra nhé)
- 100gr vừng đen
- 30gr bột sắn
- 300ml nước lọc
- 50gr đường trắng
- nước hoa bưởi (nếu có)

Cách làm:
- Vừng đen rang lên cho thơm, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ
- Cho nước vào xoong nhỏ, đun sôi cho đường vào cho tan rồi cho vừng vào đun sôi 3'
- Hòa tan bột sắn với 1 chút nước lọc rồi đổ từ từ vào nồi, khuấy đều tay,
- Cho nước hoa bưởi vào đun nhỏ lửa độ 3', vừa đun vừa khuấy nhé, không nó sẽ bị cháy đấy.
- Múc ra bát ăn nóng

Ghi chú:
Món này rất nhiều tinh dầu, tốt cho tiêu hóa, bổ thận. Đặc biệt tốt cho người ăn chay và bà mẹ mang thai sắp sinh.

CHÈ BƯỞI

Vật liệu:
- Bưởi tươi lột vỏ
- Bột mì tinh hay còn gọi là bột năng
- Đậu xanh cà
- Đường
- Muối
- Nươc hoa bưởi
- Nước cốt dừa

Cách làm:

- Vỏ bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, xắt thành sợi (như cọng bôt khoai), cho muối vào trộn đều, xong bóp rửa xả với nước thật nhiều lần cho hêt chất mặn và cũng hết chât the của vỏ bưởi xong vắt cho thât khô.
- Cho bột năng vào một cái tô lớn, từ từ cho từng sợi vỏ bưởi vào lăn khô cho đều (Vỏ bưởi sẽ được bao bọc bằng một lớp bột năng khô).

- Cho một nồi nước lớn nấu cho thật sôi thả vỏ bưởi vào luộc (nhớ thả vào nồi từ từ đừng đổ ụp vào một lần thì sẽ đem đổ hết vào thùng rác đó), khi thấy từng sợi vỏ bưởi nổi lên nồi nước đang sồi thì vớt ra cho vào một thau nước lạnh lớn ngâm.

- Đậu xanh ngâm vài giờ cho nở, đem hấp chín... Nấu một nồi nước đường (tuỳ theo mỗi người thích ăn ngọt cỡ nào mà nấu) cho đậu xanh và vỏ bưởi đã chín vào. Chè phải hơi sánh/đặc thì mới ngon. Khi ăn múc ra chén or ly và cho thêm nước cốt dừa đà thắng kẹo lên trên

Cách thắng nước dừa:
Dừa non cho vào nồi nấu cho sôi. Lấy một chén nước lạnh pha với 1 muỗng cafe bột năng quậy đều, từ từ cho vào nồi nước dừa đang sôi khi thấy nước dừa hơi đặc thì ngưng .. cho tí đường, muối cho vừa ăn tắt lửa

CHÈ SỮA TRÂN CHÂU

Chè nhãn nhục trân châu
Nguyên liệu gồm : Long nhãn khô Hạt trân châu to Hạt bột báng nhỏ Đường Dầu hoa chuối , hoặc hoa bưởi hay vanille Nước cốt dừa Chè nhãn nhục trân châu Cách nấu : - Trân châu lớn thì ngâm khoảng...

Trà sữa đào
Nguyên liệu: - 200ml sữa tươi. - 1 gói trà túi lọc. 1 ít trân châu - 3 thìa cà phê đường. - 1 quả đào, đá viên. Trà sữa đào Thực hiện: - Đun sôi sữa, ngâm túi trà vào đó 2-3 phút, lấy ra. - Cho đào...

Trà sữa táo xanh
Nguyên liệu: - 200ml sữa tươi. - 1 gói trà túi lọc. - 1 quả táo. - 4 thìa cà phê đường. - Đá viên. - 1 lát chanh. - Lá bạc hà. Trà sữa táo xanh Thực hiện: - Đun sôi sữa, cho túi trà vào ngâm khoảng 2-3 phút,...

Lipton trân châu sữa đá
Nguyên liệu: - 2 gói trà Lipton sữa - 20 ml sữa tươi

TÀO PHỚ: món ăn giải nhiệt mùa hè

Tào phớ - món ăn giải nhiệt mùa hè
Tags: làm tan biến, Tào phớ, ăn giải, mùa hè, món ăn, giải nhiệt, người, đậu, đường, bán, bát

Bưng bát tào phớ, cái lành lạnh của đá thấm vào hai bàn tay, vị ngọt của đường, mùi thơm của dầu chuối tan hòa vào nhau làm tan biến cơn khát.

Tào phớ được làm từ những hạt đậu tương vàng óng. Người ta ngâm cho hạt đậu trương to lên, lựa bỏ vỏ đem xay nhỏ. Một số công đoạn làm cũng giống như làm đậu. Để làm được gánh hàng, các bà các mẹ đã phải rất kỳ công. Phải đun nước đường cho sôi rồi để nguội lọc bỏ cặn, lựa hoa nhài sạch bỏ vào nước ngâm để có mùi thơm.

Ở Hà Nội ngày nay, thường thấy những người đàn ông rong xe đạp đi khắp. Khi có người mua, người bán dùng chiếc thìa đưa những lát mỏng tang trên bề mặt của khối đông nhũn, cho vào bát, cho ít nước đường đã ướp hoa nhài vào. Khi ăn, chỉ cần khoắng nhẹ thìa vào bát thế là những lát đậu mịn màng tan nhỏ ra như những cánh hoa. Vì thế, một số vùng gọi là đậu hoa. Một số người giữa phố nghe tiếng rao "ai tào phớ đi.." thật lạ tai, thử gọi vào mua ăn xem sao cho thỏa trí tò mò.

Ăn một lần rồi nhớ mãi, lâu rồi tiếng rao của người bán tào phớ trở nên quen thuộc với người dân phố phường. Bây giờ không chỉ những hàng rong bán tào phớ mà những cửa hàng bán chè cũng bán tào phớ.

ST
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

SỮA ĐẬU NÀNH

Kinh nghiệm làm sữa đậu nành ngon
Sữa đậu nành nóng không dùng chất bảo quản rất tốt cho sức khỏe. Muốn làm được sữa ngon lâu hỏng, điều quan trọng là cần phải ngâm và đun chín đúng cách.

Sữa đậu nành là đồ uống có nhiều chất thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè, nhưng lại không để được lâu. Các hàng rong thường đựng sữa đậu nành trong thùng nhựa và giữ nóng sữa tới khi đong cho khách. Tuy nhiên, do sản xuất không đảm bảo vệ sinh, sữa đậu nành hay nhiễm khuẩn. Sữa đậu nành đóng hộp thì được pha hương liệu thơm giống đậu nành, chất bảo quản (E451, 407, 460, 466, 500ii, 471...) và tiệt trùng, nhưng nhược điểm là uống nguội không ngon. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp chị em làm được sữa đậu nành ngon đảm bảo cho gia đình:

Mua và bảo quản hạt đậu nành
Hạt đậu nành có nhiều chất nên cần bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng. Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, cóGiấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.

Loại hạt đậu nành đóng gói chân khôngcó chứng nhận ATVSTP.

Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành

Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp. Áp dụng kỹ thuật, chị em nên làm như sau:
Bước 1: Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.

Xử lý kỹ bọt, sữa đậu nành sẽ ngon và lâu hỏng hơn

Bước 2: Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.

Sữa đậu nành nóng nhiều dinh dưỡng hơn.

Bước 3: Ngâm xong, bạn gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu nành.

Bước 4: Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3-4 mẻ. Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa dùng nên cho xấp nước, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra dùng cần thay nước, xả kỹ bọt rồi mới bắt đầu xay. Cách làm này tiết kiệm thời gian.

Xay và đun chín sữa
Cho hạt đậu nành ngâm đã bóp vỏ vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml, vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp theo là đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to và hòa với 1100ml nước còn lại. Dùng vải lọc lấy phần nước đậu, bỏ phần bã đi. Cho nước đậu vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp, sau 20-25 phút nước đậu chín là có thể uống nóng. Nhiều gia đình chọn mua loại máy làm sữa đậu nành sản xuất tại Hàn Quốc, có thể xay mịn để uống ngay không phải lọc, máy còn làm được đậu phụ và tào phớ rất ngon.

Máy làm sữa đậu nành Soylove sản xuất tại Hàn Quốc

Chú ý: Khi đun sữa, nên đặt một tấm sắt trên lửa rồi đặt nồi đậu nành trên tấm sắt. Vặn thật nhỏ lửa. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Cách này giúp nước đậu chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần.

Nguyên liệu phụ nên cho vào lúc đun nước đậu. Có thể dùng 5-10 hạt lạc nhân bóc vỏ với 3-5 thìa vừng đen (mè đen), sữa đậu nành làm ra có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn. Hoặc cho thêm vào vài cọng lá dứa, sữa đậu nành sẽ có vị thơm ngon đặc biệt.

Công thức tham khảo làm sữa đậu nành ngon: Hạt đậu nành 120-130g, nước lã 1300ml, lạc nhân 5-10 hạt, vừng đen 20-30g hoặc lá dứa 3-4 cọng.

Nơi phục vụ uống thử và hướng dẫn làm sữa đậu nành ngon:

NƯỚC MÍA NGÀY HÈ

Nước mía ngày hè: “Thang thuốc phục mạch thiên nhiên”

Mía còn có tên là cam giá và nhiều tên khác. Tính năng công dụng của mía như sau: Mía được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình).

“Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”. Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới róc vỏ). Dùng uống chữa ho, hen, nôn, mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía để chúng ta tận dụng hết tiềm năng của mía với giá trị bằng cả một thang thuốc phục mạch mà không chỉ đơn giản là cốc nước mía để giải nhiệt ngày hè...

Bài thuốc thường dùng

Chữa ho gà: Mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.

Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.

Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): Mùa đông nấu nước mía uống nóng.

Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát, ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón. Cháo mía: Nước mía 200ml, gạo 60g (nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng).

Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ.

Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hằng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao rồi hấp cơm ăn.

Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.

Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng ngụm một, không uống một lúc tất cả.

Trẻ em đổ mồ hôi trộm: Ăn mía, uống nước mía.

Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.

Chữa phiên vị, ăn vào nôn ra: Nước mía 200ml, nước cốt gừng 15ml. Trộn đều uống từng thìa nhỏ trong vài ngày. Bài này còn dùng chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc.

Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.

Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt. Cho uống nước mía. Mùa hè nên uống nước mía giải nhiệt.

Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: Nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.

Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Nứt kẽ môi miệng: Lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.

Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

Người gầy da khô, tóc cháy: Rau má xay 200g, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 1 chén. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống mỗi lần (không pha sẵn). Uống trước khi đi ngủ.

Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả.

Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.

Phòng hậu sởi: Sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi.

Sốt rét có báng: Phế lao. Ăn mía dài ngày hàng tuần, hàng tháng. Kết hợp các phương khác của Đông y, Tây y.

Ngộ độc cá nóc: Nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Chỉ uống để sơ cứu rồi mang đi bệnh viện ngay.

Có sách cổ cho rằng uống nước mía bằng cách nhai có hai cái lợi: Một là uống được ít một sẽ có lợi hơn và hai là “Tập thể dục cho răng khỏe”. Ngày nay lại có sáng kiến dùng mía làm cốt bọc thịt ra ngoài để nướng. Phối hợp như vậy rất tốt. Tránh trộn nước mía với bia có hại...

Theo BS. Phó Thuần Hương (SK&ĐS)

ĂN QUẨY NGÀY GIÓ

Hà Nội: Dạo quanh phố phường ăn quẩy ngày gió

Hà Nội đã bắt đầu bước vào những ngày mùa thu gió se se, còn gì thích hơn là cùng bạn bè đi ăn quẩy nóng, bạn nhỉ?
Quẩy nóng từ lâu đã là một món quà vặt thân thương với người dân Hà Nội. Những chiếc quẩy dài, vàng rộm, giòn tan, chấm với nước chấm chua chua cay cay, chỉ đơn giản vậy thôi mà đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Nhìn đĩa quẩy đơn giản như thế, nhưng ai biết để làm ra nó cũng phải cầu kỳ lắm nhé. Nào là nhào nặn bột thế nào cho bột mịn, đều, rồi rán quẩy thế nào cho đều, vừa giữ được lớp vỏ giòn mà ruột lại hơi dai dai. Rồi khâu nước chấm cũng quan trọng, nước chấm chua dịu, cay nhẹ nhàng, điểm thêm mấy miếng đu đủ, cà rốt ngâm giấm giòn giòn, thế là quá đủ cho một buổi chiều gió mát lang thang đi ăn vặt cùng bạn bè rồi.

Tìm hàng quẩy nóng ở Hà Nội không khó, cũng bởi sự phổ biến của món ăn này tới cuộc sống hàng ngày của người Hà thành. Quẩy nóng được biết đến nhiều nhất là ở quanh các trường học, đầu tiên là khu Bách Khoa, rồi cạnh trường Lê Ngọc Hân cũng có một hàng nữa.

Hoặc nếu không, bạn có thể tìm hàng quẩy ở đoạn phố Hàng Bông, Đường Thành. Có 2 hàng quẩy khá đặc sắc ở đây để bạn tới ăn thử đấy. Hàng ở phố Hàng Bông nằm ngay gần hàng bán chả ngan nướng, còn hàng quẩy ở Đường Thành thì nằm sát chùa Kim Cổ. 2 hàng quẩy này chỉ bán vào tầm từ 5h - 8h, 8h30 thôi bạn nhé!

Ngoài ra thì trên phố Phó Đức Chính, Quán Thánh cũng có 2 hàng quẩy nữa cho bạn chọn. Bên cạnh quẩy thì 2 hàng này còn bán thêm bánh bẻng, bánh rán. Còn về giá cả, các bạn cứ yên tâm bởi quẩy luôn nằm trong danh mục những món quà vặt có giá mềm nhất. Chỉ từ 10 - 12K là bạn đã có một đĩa quẩy nóng đầy ắp rồi đấy.

Cùng đi ăn quẩy nóng thôi nào!

BÁNH RÁN NHỎ MÀ THƠM

Hà Nội: Bánh rán siêu nhỏ mà cực thơm ngon ở Ô Quan Chưởng

Ngày mưa thế này mà ăn vài cái bánh rán nóng giòn thơm ngậy thì thích lắm í.
Chúng mình đã quá quen với những gánh bánh rán rong bán ở cổng trường, với đủ loại bánh rán mặn, ngọt, rắc đường… Nhưng bạn đã bao giờ thử món bánh rán "siêu nhỏ" mà chúng tớ sắp giới thiệu ở bài viết này chưa?

Ngay đối diện Ô Quan Chưởng, nằm lọt thỏm giữa hàng chả rươi nổi tiếng và hàng miến lươn, hàng bánh rán này không có chỗ ngồi, vậy nên khách đến chỉ kịp mua về rồi lại phải phóng đi luôn. Cũng hơi bất tiện teen nhỉ, nhưng tạm bỏ qua điểm trừ này, chúng mình hãy đến với việc "thẩm định" chất lượng bánh luôn nhé.

Hàng bánh này nhỏ xíu, vậy nên cũng chỉ đủ chỗ cho 1 cái chảo lớn lúc nào cũng liu riu lửa và 1 khay inox to đựng đầy những viên bánh tròn xoe, vàng ươm, nhìn đến là thích mắt. Bánh được nặn nhỏ và tròn xoe như quả mận chín, ở trên rắc thêm một ít vừng trắng để bánh thêm phần ngậy. 

Ngon nhất là lúc bánh mới rán xong, bánh còn nóng hôi hổi. Cắn một miếng thấy vỏ ngoài giòn giòn, vừng trắng thơm ngậy, rồi bên trong hơi dai lại hơi dậy lên mùi bột, cắn đến miếng thứ hai thì bắt đầu thấy vị của nhân bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, loại đậu xanh được cô chủ khéo chọn nên ăn thơm và ngọt lắm. Cứ một chiếc bánh xinh xinh như thế, ăn một lại muốn ăn hai, đến lúc bắt đầu thấy ngấy ngán thì nhận ra là mình đã "xơi"... gần hai chục cái bánh rồi ấy .

Một điểm trừ nữa của hàng này là cô bán hàng thường rán bánh với dầu cũ, nên nhìn mặt bánh có những cặn li ti màu đen, và nhiều khi có những cái bánh không giữ được vị thơm của bột. Ngoài ra thì  bánh rán ở đây được bán với giá khá rẻ, bọn tớ mua 10K được khoảng 13 chiếc. Nếu có dịp đi qua, thì các bạn cứ mua ăn thử xem sao nhé!